Tại
Quyết định số 3711/QĐ-UBND ngày 25/12/2019 của UBND tỉnh Sóc Trăng về việc phê
duyệt kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019, tỉnh Sóc
Trăng, toàn tỉnh hiện còn 15.890 hộ nghèo và 36.313 hộ cận nghèo.
Trong
tổng số hộ nghèo thì hộ nghèo đa chiều theo mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch
vụ xã hội cơ bản là 2.549 hộ, cụ thể: hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận dịch vụ y tế
hiện còn 104 hộ, chiếm 4,1%; nguồn nước sinh hoạt 654 hộ, chiếm 25,7%; tình trạng
đi học của trẻ em 235 hộ, chiếm 9,2%; tài sản phục vụ tiếp cận thông tin 283 hộ,
chiếm 11,1%; hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh 1.698 hộ, chiếm 66,6%; bảo hiểm y tế
2.549 hộ, chiếm 100%; trình độ giáo dục người lớn 783 hộ, chiếm 30,7%; chất lượng
nhà ở 1.606 hộ, chiếm 63,0%; diện tích nhà ở 785 hộ, chiếm 30,8%; sử dụng dịch
vụ viễn thông 283 hộ, chiếm 11,1%.
Năm
2020, theo Nghị quyết số 43/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Sóc Trăng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu giảm tỷ lệ
hộ nghèo bình quân từ 2-3%; trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo Khmer 3-4%. Để đạt được
kế hoạch hoạch trên, đồng thời, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao đến cuối
nhiệm kỳ, tỉnh cần đẩy mạnh các giải pháp giảm nghèo nhằm thực hiện hiệu lực,
hiệu quả chỉ tiêu được giao:
Về
y tế, tiếp tục cơ sở vật chất phục vụ công tác khám, điều trị bệnh cho người
dân nhất là vùng sâu, vùng xa, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhằm
tăng khả năng tiếp cận của người nghèo đến các dịch vụ y tế cơ bản. Tiếp tục
triển khai thực hiện có hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch
hóa gia đình ở địa phương, tăng cường công tác quản lý cấp thẻ bảo hiểm y tế và
khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, cận nghèo.
Về
giáo dục, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các trường học để trẻ em nói
chung và trẻ em thuộc con hộ nghèo, cận nghèo và hộ dân tộc thiểu số nghèo nói
riêng có điều kiện học tập thuận lợi. Ưu tiên đầu tư trước cho các trường, lớp
học ở các ấp, xã nghèo, đặc biệt khó khăn đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới.
Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo viên công tác ở địa bàn khó
khăn, khuyến khích xây dựng và mở rộng "Quỹ khuyến học" các cấp.
Về
an sinh xã hội, tiếp tục tổ chức rà soát thống kê, lập danh sách số hộ nghèo có
khó khăn về nhà ở theo chuẩn để tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ khi có phê
duyệt của Chính phủ; tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của
Chính phủ và các nguồn vốn khác để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Cần phát
huy, nhân rộng mô hình nhóm tiết kiệm để người dân, nhất là người nghèo tiếp cận
được đồng vốn để phát triển sản xuất và chăn nuôi. Đổi mới quy trình, thủ tục
đơn giản tạo điều kiện cho người dân tiếp cận được nguồn vốn đầu tư phát triển,
cần ưu tiên chú trọng cho những hộ chí thú làm ăn để vươn lên thoát nghèo.
Tập
trung huy động mọi nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các ấp nghèo,
xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn và các xã bãi ngang, ven biển; tranh thủ từ
nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ và các dự án tài trợ. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ,
các xã nghèo hoàn thành xây dựng các công trình thiết yếu như: hệ thống thủy lợi
nhỏ, đường dân sinh, điện sinh hoạt, nước sạch và chợ nông thôn... Về đào tạo
nghề cho lao động, cần đổi mới phương pháp giảng dạy, hướng dẫn phù hợp với
trình độ của người dân; phương pháp đào tạo phải đi đôi với thực hành. Sau khi
học viên tốt nghiệp, cần có phương án giới thiệu và giải quyết việc làm cho số
lao động đã đào tạo.
Tiếp
tục duy trì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công
tác giảm nghèo các cấp trong tỉnh; tăng cường tuyên truyền về Nghị quyết số
80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ
từ năm 2011 đến năm 2020 và các nội dung, chương trình kế hoạch giảm nghèo trong
năm, giai đoạn; xây dựng các chuyên mục trên báo, đài phát thanh - truyền hình,
in ấn, phát hành tài liệu về chính sách chương trình giảm nghèo, tờ rơi, tờ gấp
tuyên truyền, lồng ghép tập huấn...
Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là chương trình được phát động
trong toàn hệ thống chính trị, để đạt được kết quả cao nhất cần có sự đồng
lòng, chung tay của Đảng, Nhà nước và Nhân dân, tạo nên sự thống nhất từ nhận
thức đến hành động, sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tính cộng đồng năng động,
sáng tạo, tự ý thức vươn lên thoát nghèo của người dân. Đó chính là những bước
đi vững chắc để tỉnh có thể hoàn thành mục tiêu, kế hoạch theo đúng lộ trình.